Du lịch Đồng Văn - Hà Giang được biết đến là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà không kém phần lung linh, huyền ảo. Đây cũng là địa điểm tuyệt vời cho những ai muốn check-in "sống ảo". Hãy cùng Du lịch Phượng Hoàng điểm qua các địa danh không thể bỏ lỡ khi tham quan Đồng Văn nhé.
-
1. Dốc Thẩm Mã Hà Giang
Dốc Thẩm Mã là đoạn đèo đầu tiên mà các bạn cần chinh phục để bước chân tới mảnh đất Đồng Văn. Nằm trên quốc lộ 4C, con dốc có 9 khúc uốn lượn dài 5km, nối con đường từ thị trấn Yên Minh, huyện Quản Bạ lên tới Phố Cáo, huyện Đồng Văn. Đây là một trong những con đèo đẹp bạn cần chinh phục để bước chân tới mảnh đất Đồng Văn.Nhìn từ trên cao, Dốc Thẩm Mã như một dải lụa mềm mại nằm giữa lưng chừng núi với nhiều khúc cua nguy hiểm. Với trí tưởng tượng phong người ta ví rằng những khúc cua tay mèo này như những nút thắt của tấm vải lụa mềm.Sở dĩ nơi đây được gọi là Dốc Thẩm Mã vì ngày xưa người dân chọn ngựa để nuôi bằng cách cho ngựa kéo hàng đi từ dưới chân dốc lên, khi đến đỉnh con nào còn khỏe mạnh thì người dân sẽ giữ lại nuôi nên đoạn dốc này có tên là Thẩm Mã. Cảnh sắc núi đồi hùng vĩ ở hai bên đường cùng vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng của con dốc đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng nhiều phượt thủ.
2. Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang
Cách Hà Nội khoảng 300km, cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng tựa như một “thiên đường xám” giữa miền sơn cước. Đây là một cao nguyên đá chung của bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc.Nằm ở độ cao trung bình từ 1000 – 1600m so với mực nước biển, cao nguyên đá với dãy núi xám ngắt lại một màu của đá tai mèo tạo nên khung cảnh hoang sơ, dân dã. Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu GGN của UNESCO cho rằng cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, nơi ghi dấu về lịch sử phát triển vỏ Trái đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cư dân bản địa. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây là một niềm tự hào cho người dân Đồng Văn khi danh hiệu cao quý này là duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á
3. Cánh đồng hoa tam giác mạch ở Sủng LàKhi đi từ Đồng Văn lên cao nguyên đá, bạn sẽ bắt gặp một bản làng với cánh đồng hoa tam giác mạch đẹp như tranh. Đó là bản và xã Sủng Là, nơi có ngôi nhà của Pao - một trong những bối cảnh của bộ phim nổi tiếng “Chuyện của Pao”. Điểm lí tưởng để ngắm toàn cảnh của “bức tranh” bản làng là ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh.
Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, Sủng Là hiện lên giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô cùng với những ngôi nhà vững chãi, mái đã phai màu theo thời gian. Ngoài ra, nơi đây còn có cánh đồng hoa tam giác mạch, hoa cải trên đồi đất cao và thung lũng lũng hoa hồng. Hứa hẹn sẽ là một địa điểm sống ảo lí tưởng để có được những shoot ảnh cực chất. Màu xanh non của ngô, lúa điểm xuyết cho màu tím hoa cà của hoa tam giác mạch hòa cùng màu vàng của nắng. Tất cả như vẻ nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa vô cùng thanh bình, xinh đẹp để lại trong lòng du khách bao niềm thương, nỗi nhớ.4. Đỉnh mây luồn Sà Phìn - Phó Bảng
Khi đến Phó Bảng, bạn sẽ phải đi qua một đỉnh đèo, đứng từ đây bạn có thể nhìn ngắm toàn cảnh của Sủng Là trong không gian huyền ảo của mây núi và sương mù. Đây cũng là một nơi "sống ảo" vô cùng lí tưởng vì ở vị trí cao thế này có thể chụp được cảnh núi rừng hùng vĩ của thung lũng Sủng Là.
Từ Sủng Là đi qua một ngã ba và rẽ ngang lên phía cột mốc biên giới là bạn đã đến được địa phận của thị trấn Phó Bảng. Ẩn mình giữa những thung lũng cao nguyên đá với bốn bề là núi, vài chục nóc nhà, nằm rải rác trên con đường chính ở Phó Bảng hiện lên với một vẻ huyền bí xa lạ. Chổ này ngày xưa là thủ phủ của Đồng Văn về sau mới chuyển về địa điểm hiện nay.Con đường dẫn vào Phó Bảng cứ vòng vèo mãi từ dãy núi này sang dãy núi khác và thung lũng thăm thẳm không một bóng người tuy nhiên giữa cao nguyên đá trơ trọi lại có một thung lũng hoa tuyệt đẹp. Những bông hoa xinh đẹp tỏa hương nhè nhẹ làm người ta quên đi mệt mỏi trong cái nắng nóng của đất trời. Từ trung tâm xã đi lên chừng 4-5km là cửa khẩu Phó Bảng. Ở đây vào mùa đông lại đẹp hơn nữa vì có thể có tuyết rơi. Nếu có điều kiện thì các bạn nên đến những cánh đồng hoa ở đây tham quan và "chụp choẹt" nhé!Những ngôi nhà có tuổi đời hơn trăm là nơi sinh sống của người Mông và người Hoa. Với cánh cửa gỗ cũ kỹ dán những câu đối chữ Hán đã cũ màu, tường nâu rêu mốc, mái ngói âm dương, những ngôi nhà nhuốm màu thời gian đã làm không khí ở đây có một chút bình yên một chút mộng mị giữa lòng cao nguyên.5. Dinh thự họ Vương Hà Giang
Dinh thự họ Vương là địa điểm tham quan Đồng Văn thú vị mà bạn nên ghé thăm. Dinh được xây dựng trên thung lũng Sà Phìn (Đồng Văn, Hà Giang) với diện tích 1.120 mét vuông. Hai bên con đường dẫn vào khu nhà Vương được bao bọc bởi hàng cây sa mộc thẳng đứng, xanh mướt quanh năm. Đặc biệt, ở nơi đây có một khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Lối dẫn vào nhà Vương là 15 bậc đá gồm những bậc thang đá, vuông vức, được chạm khắc nhiều kiểu hoa văn tinh xảo. Nhà Vương được xây dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông và ngói đất nung có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh.Tương truyền rằng Vua Vương là người Mông, đứng đầu dòng họ Vương 1 thế kỷ trước. Vì giàu có nhờ nghề trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiện với Trung Quốc, Miến Điện nên trong khuôn viên dinh có cả kho lương thực, kho thuốc phiện, kho vũ khí. Trong khu dinh thự còn giữ lại một số hiện vật của gia đình họ Vương như bàn thờ, tủ quần áo, bàn làm việc, bàn ăn, cối giã gạo... Phía sau cổng đá là tòa dinh thự tráng lệ. Đến đây, du khách không chỉ được chụp hình lưu niệm và chiêm ngưỡng kiến trúc mà còn được nghe người dân nơi đây truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về vị vua Mèo lẫy danh.Dinh thự họ Vương được xây trong 8 năm bởi những người thợ giỏi của vùng Vân Nam. Năm 1993, Dinh Vương được xếp vào di tích kiến trúc nghệ thuật. Đến năm 2004, Nhà nước đã chi 7,5 tỷ đồng để trùng tu toàn bộ trên nguyên tắc bảo tồn di tích.6. Cột cờ Lũng Cú và Mốc Cực Bắc Hà Giang
Cột cờ nằm trên đỉnh Lũng Cú với độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là điểm tham quan Đồng Văn Hà Giang thú vị cho những du khách đam mê phượt, muốn chinh phục điểm cực Bắc Tổ quốc. Cột cờ Lũng Cú Hà Giang được thiết kế và xây dựng theo mô hình của cột cờ Thủ đô nhưng nhỏ hơn một chút. Cột cờ đứng sừng sững trên đỉnh núi Rồng với lá cờ đỏ sao vàng tung bay kiêu hãnh trong nắng như một kiệt tác giữa đất trời.Chinh phục 389 bậc thang là bạn có thể tới được đỉnh cột cờ rồi. Cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3km là một điểm cực Bắc được xây dựng mang tính biểu tượng. Bạn có thể ghé thăm và chụp hình lưu niệm với điểm mốc cực bắc này. Đứng trên Đài vọng cảnh, bạn có thể nhìn toàn cảnh thung lũng Thèn Ván ở phía bên phải và thượng nguồn sông Nho Quế (bắt đầu từ Vân Nam, Trung Quốc) ở phía bên trái.7. Cột mốc 428 Hà Giang
Mốc 428 là một trong những mốc biên giới Việt Trung tuy chưa phải điểm cực Bắc nhưng gần nhất với cực Bắc. Cột mốc nằm cách dòng sông Nho Quế tầm 500m theo đường chim bay. Sông Nho Quế là con sông chung của Việt Nam và Trung Quốc đồng thời cũng là ranh giới của 2 nước. Đến đây du khách có thể check-in, chụp ảnh và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của con sông Nho Quế từ trên cao.
8. Phố cổ Đồng Văn Hà GiangMột trong những địa điểm tham quan Đồng Văn nhất định phái ghé thăm khi đến Hà Giang là Phố cổ Đồng Văn. Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang có niên đại hàng trăm năm trước. Khu vực trung tâm của thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang với lối kiến trúc và nền văn hóa có lịch sử phát triển hàng trăm năm.Những năm 1880, khi chiếm đóng khu vực này, người Pháp đã có những quy hoạch và và để kiến trúc những kiến trúc độc đáo vẫn còn giữ nguyên vẹn đến ngày nay, đặc biệt là chợ Đồng Văn (cũ). Phố cổ Đồng Văn dài gần 1 km với gần 40 ngôi nhà cổ được xây dựng với nhà trình tường, mái ngói âm dương, nền đá. Vào những ngày rằm, dãy phố được trang trí lồng đèn rực rỡ sắc màu tạo nên một khung cảnh lung linh, lãng mạn cho khu phố.9. Chợ Đồng Văn Hà Giang
Điểm đến kế tiếp mà bạn không nên bỏ qua trong chuyến du lịch đến Đồng Văn là khu chợ cổ Đồng Văn. Nằm kế phố cổ Đồng Văn, chợ Đồng Văn là trung tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và văn hoá lớn nhất ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Mỗi tuần chợ họp một phiên duy nhất vào ngày Chủ nhật để các đồng bào dân tộc trong vùng giao thương buôn bán và gặp gỡ nhau.Vào các phiên chợ, nơi đây đông vui nhộn nhịp như đang tổ chức lễ hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…, đổ về từ các ngả núi xuống chợ. Họ đem theo những sản vật và nông sản mình làm ra để bán… Có người phải đi từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.Ngoài ra khi đến đây du khách sẽ được nhìn thấy những cô thiếu nữ dân tộc xúng xính trong những chiếc đầm tự tay dệt, những người mẹ vừa địu con vừa mở gian hàng rau nhỏ. Nếu muốn cảm nhận hết nét văn hóa của vùng đất Hà Giang thì phố Cổ là một địa điểm lí tưởng rồi.10. Đèo Mã Pì Lèng Hà Giang
Đèo Lã Pí Lèng (hay Mã Pì Lèng) theo nghĩa đen là “sống mũi con ngựa” là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở, cũng là cái tên quen thuộc đối với những phượt thủ ưa thích chinh phục mạo hiểm. Cung đường huyền thoại này dài khoảng 20km nằm trên con đường Hạnh Phúc thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn.Đèo có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Chính vì sự đa dạng về địa chất nên nơi đây được các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước là Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn hay “Tượng đài Địa chất" của Việt Nam.Đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là cung đèo hiểm trở bậc nhất ở cùng núi phía Bắc, được ví như “vua” của các con đèo Việt Nam. Con đèo được hoàn thiện trong sự nỗ lực của hàng chục ngàn công nhân ở các tỉnh miền Bắc trong 11 tháng. Đặt chân đến đèo, du khách sẽ ngỡ ngàng trước không gian núi rừng hùng vĩ, con đường đèo như dải lụa mềm uốn lượn theo sườn núi, bao quanh bởi những vách đá dựng lởm chởm, hứng trọn sự bao la vời vợi của mây trời núi rừng.Con đèo được hoàn thành sau 11 tháng miệt mài ngày đêm của hàng chục nghìn nhân công từ khắp các tỉnh miền Bắc. Đặt chân lên Mã Pí Lèng, du khách sẽ thực sự ngỡ ngàng trước không gian núi rừng hùng vĩ, con đường đèo như dải lụa mềm uốn lượn theo sườn núi, những vách sâu hun hút thăm thẳm, hứng trọn sự bao la vời vợi của mây trời núi rừng. Bên dưới là vực sâu hun hút, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ, xẻ đôi khu vực một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun). Nhìn từ trên cao nếu muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất hơn một ngày đường.
Khung cảnh ở đây đẹp như tranh giữa vực thẳm và núi đồi lại càng rực rỡ vào cuối năm khi những cánh đồng hoa tam giác mạch khoe nhau đua sắc. Ngoài ra, khi thoảng bạn còn bắt gặp nhiều người Mông đi bộ trên đường đèo, họ đi chợ, đi lấy củi, lấy ngô,… Đi hết đèo tới ngã Săm Pun – Mèo Vạc sẽ có vài quán cóc bên đường để bạn dừng nghỉ chân, uống tách trà và thưởng thức không khí trong lành không thể tìm đâu được ở thành phố.
11. Ngôi nhà trong phim ‘Chuyện của Pao’
Nằm ngay bên cạnh làng văn hóa Lũng Cẩm khoảng 300m là phim trường của một bộ phim điện ảnh nổi tiếng Việt Nam đã đoạt giải thưởng Cánh Diều Vàng - "Chuyện của Pao". Nhà của Pao mang nét huyền bí, mộc mạc, đặc trưng của văn hóa người Mông ở giữa cao nguyên Đá. Ngôi nhà trình tường đẹp trong từng thước phim, khiến du khách ai ai đều cũng muốn ghé thăm một lần trong đời.
Ngôi nhà tưởng rằng được dựng làm bối cảnh chỉ thấy trên màn hình, nay lại tồn tại như một ‘tuyệt tác’ ngoài đời thực. Nhà của Pao mang nét huyền bí, mộc mạc, đặc trưng của văn hóa người Mông ở giữa cao nguyên Đá được thiết kế chau chuốt, tỉ mẩn với nét đẹp cũ kỹ ngày xưa. Con đường bê tông dẫn vào nhà nổi bật với những cánh đồng lúa, đồng hoa cỏ dại, đẹp nhất là vào mùa lúa, mùa hoa cải, hoa mận, hoa đào, mùa hoa tam giác mạch.Cánh cổng gỗ dẫn vào nhà với hai bên tường đá được ghép lại từ những viên đá lởm chởm, hoàn toàn do bàn tay con người gây dựng. Bên trên cổng là mái ngói âm dương in hằn vết thời gian. Ngay sau chiếc cổng là những cây đào, cây mận đến mỗi độ Tết đến, xuân về ra hoa kết trái tạo nên những màu sắc chấm phá cho bức tranh huyền bí sẫm màu rêu phong.Hiện nay, ngôi nhà của Pao là nơi ở của một gia đình “tứ đại đồng đường”. Mỗi khi có khách du lịch ghé thăm, những đứa trẻ con trong nhà lại bẽn lẽn, hồn nhiên, òa vui khi có người tới thăm, chụp hình hay thích thú khi được cho bánh, cho kẹo. Đến đây, ngoài được ngắm cảnh ra, bạn còn được làm thử những công việc hàng ngày của người Mông như xay thóc, dệt vải.12. Thung lũng xanh tại xã Phố Cáo Hà Giang
Phố Cáo - một thung lũng nằm ở phía Tây Bắc của cao nguyên đá Đồng Văn, vừa yên bình, vừa mang hơi thở của sức sống mới. Cái hoang vu, trầm mặc của núi đá tai mèo với gam màu xám xịt của đá núi dường như cũng bị giảm bớt khi cây ngô, đậu tương và cả những cây lanh đang vươn mình lên xanh, tạo nên một Phố Cáo yên bình đẹp mẹ hoặc lòng người.
Ở xã Phố Cáo, tháng 6 tháng 7 có mùa nước đổ, tháng 9 tháng 10 có hoa tam giác mạch trổ bông quy tụ nhưng cảnh sắc tuyệt mỹ nhất ở Hà Giang. Nếu đi du lịch ở Hà Giang thì nhất định phải đưa Phố Cáo vào danh sách “must go” của mình. Chỉ mất khoảng 20 phút chạy xe từ cao nguyên Đồng Văn lên là bạn có thể tham quan và chụp hình với những ngôi nhà cổ xưa ở đây và thăm vườn hoa tam giác mạch rộng nhất nhì Hà Giang.Trên đây là những địa điểm tham quan thú vị không nên bỏ lỡ khi khám phá mảnh đất du lịch Hà Giang. Chúc các bạn có một chuyến đi tham quan thú vị cùng những trải nghiệm đáng nhớ!
Liên hệ đặt tour: 0975 699 988
No Comment to " Top những điểm check-in sống ảo không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Đồng Văn - Hà Giang "